Làm sao để nhà hết chuột: 10 mẹo hay để bạn áp dụng ngay

Phương Đàm Phương Đàm
homify Salas de estilo clásico
Loading admin actions …

Khi phát hiện ra nhà có chuột, ngay lập tức nỗi hoảng sợ và hàng trăm câu hỏi sẽ ập đến với bạn: chuột vào nhà bằng đường nào? Chuột đang trốn ở đâu? Có nhiều chuột không? Biết đâu chuột có thể cắn lũ trẻ trong nhà? Hay thậm chí gây bệnh cho mọi người? Tất nhiên kết thúc luôn là câu hỏi lớn nhất: làm thế nào đuổi chuột hay tóm được chúng?

Sổ tay ý tưởng này sẽ cung cấp cho bạn 10 mẹo hay ho để nhanh chóng trả lời được câu hỏi trên bởi lũ chuột gặm nhấm này đôi khi nguy hiểm hơn bạn tưởng rất nhiều và mối đe dọa về bệnh dịch hạch thật sự đáng ngại. Hãy tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia của homify!

1. Chắc chắn phải đuổi chuột!

Bạn không nhất thiết phải giết chết những con chuột mình bắt được nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể chấp nhận việc sống chung với chúng. Đây là lời khuyên quan trọng hàng đầu các chuyên gia luôn luôn khẳng định bởi chuột có thể gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm, nhiễm trùng cho đồ ăn, vật dụng trong nhà hoặc cắn trẻ nhỏ. Ngay cả phân của chúng rải rác trong bếp, dưới gầm tủ hay khe cửa cũng đã làm ô nhiễm không khí.
Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này và chắc chắn bạn cần phải làm điều đó. Nếu sau khi thực hiện tất cả những mẹo trong sổ tay ý tưởng này mà chưa đạt hiệu quả, đã đến lúc bạn nên gọi những thợ diệt chuột chuyên nghiệp để bảo vệ cả gia đình.

2. Chuẩn bị bẫy chuột

Ngay khi bạn phát hiện dấu vết của chuột (phân, vết chân, vết cắn,… ) hoặc thấy chúng, bạn nên chuẩn bị ngay bẫy chuột. Hơn nữa, có những khu vực khả năng có chuột rất cao, đặc biệt là các nhà gỗ khu vực ngoại ô, gần ruộng hoặc vườn rộng, các kho chứa hàng hoặc tầng hầm, luôn cần được sắp xếp gọn gàng và trang bị bẫy chuột để ngăn ngừa tối đa sự xuất hiện của loài gặm nhấm đáng ghét này. Một giải pháp thú vị khác để đuổi chuột chính là nuôi mèo. Người nguyên thủy đã chọn thuần hóa mèo cũng chỉ vì mục đích khá đơn giản này.

3. Lựa chọn mồi phù hợp cho bẫy

Bẫy chuột hiện nay có hai loại cơ bản: loại kẹp (lồng) để nhốt chuột nếu chúng ăn mồi hoặc loại bẫy dính sẽ khiến con vật bất động và dính chặt vào bẫy nếu bước qua. Loại đầu tiên đến nay vẫn phổ biến hơn vì ưu điểm chính xác, khó phá bẫy.

Vậy mồi cần những gì? Có một số loại thực phẩm chuột đặc biệt yêu thích như bơ đậu phộng, sôcôla và tất nhiên là pho mát. Một lưu ý nho nhỏ nếu bạn định sử dụng loại thực phẩm bào làm mồi bẫy chuột, tốt nhất bạn nên mua riêng và đánh dấu trên vỏ hộp, để bơ, sôcôla hoặc phô mai bạn ăn không tiếp xúc với chuột hay ngay cả với bẫy.

4. Theo dõi đường đi của chuột

Chuột là động vật có vú rất nhanh nhẹn và thính. Do đó, dù thông minh và to lớn gấp nhiều lần, người thường cũng không thể theo dõi và nắm bắt được sự xuất hiện của chúng. Sẽ thực tế và dễ dàng hơn khi bạn để ý đến vị trí phân hoặc các vết cắn chúng để lại.

Thông thường chuột thích nhảy, leo trèo và ẩn nấp sẽ chọn các vị trí cao như nóc tủ, xà nhà hay gác xép và giữ một lộ trình nhất định, ít khi thay đổi. Vì vậy, nếu bạn nắm được đường đi của chúng, vị trí đặt bẫy cũng sẽ chính xác và dễ tóm được chúng hơn là để ngẫu nhiên ở đâu đó.

5. Bẫy chuột ở các vị trí thấp

homify Salas modernas

Ngoài những vị trí trên cao kể trên, những khu vực thấp cũng rất đáng lưu ý như khe cửa, gầm tủ, kẽ tường,… Trên thực tế, chuột thường tìm những khe ngách dễ ẩn nấp, qua lại mà không gây chú ý hoặc lộ mình. Với những gia đình kê nhiều đồ đạc, chuột sẽ coi đó là nơi ẩn trốn lý tưởng. Vì vậy, thường xuyên kiểm tra những vị trí trên và đặt bẫy để ngăn chặn mọi lối đi của chúng.

6. Tìm các khe, ngách hoặc kẽ hở trên tường

Chuột xâm nhập vào nhà chỉ vì hai lý do: thức ăn và nhiệt độ ấm áp. Một trong những nơi có nhiệt độ thích hợp là các lỗ hoặc khe hở trên tường. Loại thạch cao dày lý tưởng, phòng tắm với hệ thống ống dẫn nước và các loại thiết bị khác đều là nơi chuột yêu thích.

Để bắt được chuột, bạn phải nghĩ như chúng. Chuột sẽ lựa chọn vị trí nào? Chúng sẽ dừng lại để làm tổ ở đâu? Tìm kiếm các khe, ngách hoặc kẽ hở trên tường sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

7. Kiểm tra bếp và tủ đồ ăn thường xuyên

Nếu các khe trên tường cung cấp chỗ ở và nhiệt độ thì nhà bếp sẽ cung cấp thức ăn cho chuột. Một số nơi khác cũng thường có chuột là thùng rác, bát đồ ăn cho vật nuôi, mẩu vụn rơi xuống sàn nhà hoặc các kệ tủ nhất định.

Trước khi bắt chuột, khi đã phát hiện dấu vết của chúng, cần phải đảm bảo rằng chúng không thể tiếp cận nguồn thực phẩm của bạn bằng cách bảo quản cẩn thận trong các loại tủ kín, hộp chân không khó cạy, mở. Sau đó là bước đặt bẫy đã nhắc ở trên. Nếu có thể thay đổi vị trí thùng rác hoặc bát thức ăn vật nuôi, bạn nên làm vậy để thay đổi lộ trình di chuyển của chuột, dễ dàng phát hiện chúng hơn.

8. Chặn mọi lối đi chuột có thể xâm nhập

homify Cocinas modernas

Nhà vườn hoặc nhà ở nông thôn chắc chắn sẽ rất khó khăn để ngăn ngừa chuột vào nhà trừ khi nhà bạn không có chút thực phẩm nào. Như đã nói ở trên, chuột luôn muốn tìm kiếm một nơi trú ẩn ấm áp hoặc khu vực đủ an toàn để sinh nở.

Nếu vậy, bạn có một vấn đề và hai nhiệm vụ để hoàn thành: đuổi những con chuột đang ở trong nhà; xác định nơi ở và đường đi của chúng để đặt bẫy hoặc lấp kín các lỗ hổng, vết nứt nhằm ngăn chặn các con chuột khác kéo đến.

9. Đặt bẫy gần các bức tường

Chuột là một con mồi trong tự nhiên. Chúng hiểu điều đó, sợ hãi và luôn tìm kiếm sự an toàn. Đó là lý do tại sao chúng luôn di chuyển quanh những nơi chúng cho là ít rủi ro hơn như dưới gầm đồ đạc, các vị trí cao khuất tầm nhìn hoặc cạnh chân tường để có một chỗ trốn. Vì vậy, bẫy nên được đặt gần các chân tường, tủ hoặc giá sách.

10. Không cần bả hoặc các loại thuốc độc diệt chuột

homify Salas de estilo clásico

Toàn bộ sổ tay ý tưởng đã nói về bẫy và các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như nuôi mèo. Tuy nhiên, có những người muốn diệt chuột hoàn toàn sau khi bắt được chúng. Không thể phủ nhận rằng đây là một cách khá hiệu quả nhưng có nhiều nguy cơ và các chống chỉ định. Ví dụ, nếu gia đình bạn có con nhỏ, chắc chắn bạn không thể sử dụng bả hay các loại thuốc hóa học bởi vì ảnh hưởng của chúng lên trẻ. Tương tự với vật nuôi như chó, lợn guinea, chuột hamster hoặc nhím.

Và cuối cùng, cái chết quá tàn nhẫn cho chuột cũng là một điều không hay trong văn hóa phương Đông, có thể để lại uế khí trong nhà bạn.

Tham khảo ngay những mẹo thú vị chăm sóc gia đình khác trên homify:

7 giải pháp cho phòng thiếu sáng

6 bí quyết giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả để ngôi nhà luôn yên tĩnh

10 cách làm bừng sáng phòng tắm nhỏ không có cửa sổ

10 cách trang trí và sắp xếp để bếp đẹp ngăn nắp

¿Necesitas ayuda con tu proyecto?
¡Contáctanos!

Destacados de nuestra revista